Tỉ lệ của hình vẽ trong bản vẽ thiết kế kiến trúc, nội thất nói chung là bản vẽ kỹ thuật nói riêng là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn trong bản vẽ và kích thước tương ứng đo trên vật thể thực tế. Tùy theo độ lớn của vật thể cần biểu diễn và kích thước của tờ giấy vẽ mà ta có thể lựa chọn một tỉ lệ thích hợp để vừa với khổ giấy chọn đó. Thông thường thì có 3 loại tỉ lệ là : tỉ lệ thu nhỏ, tỉ lệ nguyên hình (TL:1/1) và tỉ lệ phóng to.
Hầu
như các phần mềm đồ họa đều có chức năng nhóm đối tượng lại cho dễ quản
lý thì Autocad cũng có công cụ này gọi là group. Tuy nhiên group ở
trong CAD người ta ít dùng đến mà thay vào đó người ta dùng block để
nhóm các đối tượng lại. Về mặt lý thuyết thì group và block
có chức năng tương tự như nhau, nhưng block thì có khả năng cập nhật
hàng loạt khi ta thay đổi tính chất của các đối tượng trong bất kỳ block
nào có cùng tên mà không phân biệt thứ cấp của nó, điều này rất có lợi
khi ta vẽ công trình nhiều tầng có các thiết bị và modul giống nhau thì
khi chỉnh sửa sẽ rất nhanh không phải mất thời gian chỉnh từng cái một.
VẼ ĐƯỜNG CHÚ DẪN CÓ MỦI TÊN BẰNG LỆNH LEADER TRONG AUTOCAD
Đường chú dẫn là một đường thẳng gồm một hoặc nhiều đoạn mà một đầu sẽ là mủi tên, dấu chấm đen đậm... và đầu còn lại dùng để ghi chữ, có thể chỉ có chữ không hoặc chữ kết hợp với một dạng đối tượng hình học như hình tròn, hình vuông, tam giác và ta ghi chữ nằm trong hình dạng đó để ghi chú một chi tiết nào đó trên bản vẽ. Tuỳ vào mục đích để ghi chú mà ta có hai lệnh là quick leader và multileader.
HƯỚNG DẪN SỮ DỤNG CÁC CÔNG CỤ THƯỚC ĐO VÀ CÔNG CỤ GHI CHỮ 2D, 3D TRONG SKETCHUP
Ở bài học trước ta đã học các công cụ quản lý vùng nhìn trong sketchup, thì ở bài học này chúng ta học tiếp các công cụ nâng cao hơn một chút, gọi là nâng cao chứ các công cụ thước đo này không những rất dễ sữ dụng mà nó còn giúp ta dựng hình rất nhanh và chính xác, đồng thời với các công cụ ghi chữ 2d và 3d giúp ta hoàn thiện ghi chú bản vẽ phác thảo một cách nhanh chóng cho thợ thi công ngoài công trường có bản vẽ để thực thi ngay lập tức.
HƯỚNG DẪN SỮ DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ VÙNG NHÌN TRONG SKETCHUP
Ở bài học này chúng ta làm quen với các công cụ quản lý vùng nhìn và các công cụ thước đo, ghi kích thước, ghi chữ 2d và 3d trong trong sketchup, khi thực hành xong các công cụ này cùng với các công cụ vẽ và các công cụ hiệu chỉnh của 2 bài học trước thì chúng ta gần như làm chủ được Sketchup.
Sketchup là một phần mềm vẽ 3d của Google, nó khá dễ sữ dụng nên có thể tự học được, nhất là những ai đã biết qua Autocad hoặc các chương trình 3d khác. Cách nó thao tác trên hình vẽ và hiệu chỉnh khá giống Autocad nên tốc độ vẽ nhanh giống như tên gọi của nó là vẽ sketch (phác thảo). Ngay cả phần Layout nó cũng giống như bên Autocad mặc dù chưa hoàn chỉnh lắm. Ngoài ra cùng với sự hổ trợ của Vray nên việc render kết xuất hình ảnh của nó giống như vẽ bên 3dsmax.
Để ghi kích thước trên Autocad trước tiên chúng ta phải thiết lập các kiểu ghi kích thước cho mỗi tỉ lệ hình có trong bản vẽ, thông thường thì thiết lập kích thước tỉ lệ 1/100 là tỉ lệ phổ biến nhất khi mới bắt đầu một bản vẽ mới, vì từ tỉ lệ này ta có thể suy ra các tỉ lệ khác khá dễ dàng. Nếu bạn không thiết lập kích thước trước thì khi đo hình trên bản vẽ mọi chữ số kích thước và kiểu mũi tên đều không thấy được vì chúng rất nhỏ.
Để tô mẫu hatch vật liệu trên Autocad ta cần xác định ba điểm chính sau đây :
- Chọn miền cần tô vật liệu : miền này có thể xác định bằng cách bấm phím trái con trỏ chuột 1 lần vô từng miền một hoặc có thể dùng chức năng chọn để chọn tất cả các miền cần tô, với điều kiện miền tô phải khép kín không có đoạn hở, nếu không khi tô sẽ báo lỗi.
CÁCH GÕ CHỮ BẰNG LỆNH TEXT VÀ THIẾT LẬP KIỂU PHÔNG CHỮ
BẰNG LỆNH STYLE TRONG AUTOCAD
BÀI 8 :
Chữ trong Autocad có ba loại : loại
bình thường ghi từng dòng một còn gọi là chữ để ghi chú đó là Text, loại thứ 2
là loại chữ văn bản đó là Mtext, hình thức của nó giống như văn bản bên MS Word
và loại chữ cuối cùng là loại chữ có thuộc tính đó là chữ Attribute Definition,
loại này thì trong bài học này mình không có giới thiệu đến nó sẽ nằm trong các
bài học nâng cao ở các phần sau này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn.
1.
CÁCH GHI CHỮ TRONG AUTOCAD BẰNG LỆNH TEXT, DTEXT :
(LỆNH
GÕ TẮT "DT") :
Để gõ chữ trong Autocad thì ta cần
xác định điểm bắt đầu của dòng chữ, chiều cao và góc xoay của nó.
- Specify start point of text or [Justify/Style]:
nhập điểm bắt đầu của chữ bằng cách bấm phím trái chuột.
- Specify height <2.5000>: nhập chiều cao chữ hoặc chấp nhận giá trị
chiều cao mặc định của nó là 2.5 thì gõ Enter.
- Specify rotation angle of text <0>: gõ enter nếu ta ghi chữ bình
thường, còn muốn ghi chữ đứng thì nhập vào 90°, còn muốn ghi chữ nghiêng thì
nhập vào giá trị độ nghiêng theo mong muốn.
* Lưu ý : là đối với bản vẽ hệ
millimet thì chiều cao 2.5 là rất nhỏ nên ta phải nhập số hàng trăm trở lên mới
thấy, nhiều bạn mới bắt đầu học vẽ thường bị lỗi này là nhập chữ xong không
thấy đâu hết là vì chiều cao của chữ nhỏ quá phải zoom lớn mới thấy.
* Nếu tại dòng lệnh đầu tiên lúc mà
nó hỏi điểm bắt đầu ghi chữ ta chọn lệnh con Justify thì dòng
lệnh tiếp theo sẽ hiện ra như sau :
- Enter an option [Left/Center/Right/Align/Middle/Fit/TL/TC/TR/ML/MC/MR/BL/BC/BR]:
chọn kiểu canh lề chữ, tại đây có rất nhiều kiểu canh lề tuỳ thuộc vào mục đích
sữ dụng trong bản vẽ, có trình tự như sau :
- Left : canh lề trái (đây là kiểu
mặc định khi ta đánh lệnh Dtext hoặc Text để ghi chữ).
- Center : canh lề từ tâm (kiểu này thích hợp cho việc ghi chữ trong vòng
tròn).
- Right : canh lề bên phải.
- Align : canh lề căn đều hai bên
trái và phải. Khi chọn chức năng này thì dòng lệnh hiện ra như sau :
- Specify first endpoint of text
baseline: xác định điểm bắt đầu canh lề.
- Specify second endpoint of text baseline: xác định điểm thứ hai để khi gõ chữ
thì văn bản sẽ bắt đầu ghi từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai này, nếu chữ gõ
vào vượt quá khoảng cách giữa hai điểm đã xác định này thì kích cỡ chữ sẽ tự
động nhỏ lại sao cho vừa khít độ dài khoảng cách đó.
- Middle : canh lề giữa (kiểu này
thích hợp cho ghi chữ trong khung tên bản vẽ).
- Fit : canh lề vừa khít chức năng
tương tự như canh Align.
- TL > Top Left : vừa canh lề
trên, vừa canh lề trái. - TC > Top Center : vừa canh lề trên, vừa canh lề tâm.
- TR > Top Right : vừa canh lề trên,
vừa canh lề phải.
- ML > Middle Left : vừa canh lề
giữa, vừa canh lề trái.
- MC > Middle Center : vừa canh
lề giữa, vừa canh lề tâm.
Các chức năng này sau khi chọn xong
thì dòng lệnh sẽ lập lại chiều cao chữ theo thứ tự như ban đầu.
* Nếu tại dòng lệnh đầu tiên lúc mà nó hỏi điểm bắt đầu ghi
chữ ta chọn lệnh con Style thì dòng lệnh tiếp theo sẽ hiện ra như
sau :
- Enter style name or [?]
<Standard>: do mặc định chỉ có kiểu standard và Annotative nên ta có thể
chuyển đổi qua lại giữa hai style này bằng cách gõ tên của nó. Có bạn sẽ hỏi
Annotative là gì? thì sau này mình sẽ có một bài hướng dẫn riêng về nó vì nó là
một lệnh nâng cao của Autocad.
Vậy muốn thêm kiểu chữ khác thì ta
làm thế nào? Mời các bạn xem tiếp cách sữ dụng lệnh style để tạo kiểu chữ
khác.
2.
CÁCH TẠO THÊM KIỂU CHỮ TRONG AUTOCAD BẰNG LỆNH STYLE :
(LỆNH
GÕ TẮT "ST") :
Mục số 01 : Kiểu chữ đang hiện hành trong bản vẽ.
Mục số 02 : Các kiểu chữ mặc định của Autocad.
Mục số 03 : Khung preview để xem trước các thay đổi của
kiểu chữ khi thiết lập các thông số thì tự động cập nhật.
Mục số 04 : Font Name Tên của tất cả các
loại phông chữ đã cài đặt trong hệ thống của MS Window.
Mục số 05 : Font Style Các kiểu phông chữ
như loại bình thường, loại in đậm, loại in nghiêng, loại vừa nghiêng vừa
đậm.
Mục số 06 : Annotative Kích cỡ của chữ
theo chế độ annotated và bật tắt chế độ định hướng chữ theo layout.
Mục số 07 : Upside Down Lật chữ xuống
dưới chân như là hiệu ứng phản chiếu hình ảnh chữ trên nền bóng.
Mục số 08 : Backwards Hiệu ứng lật đối
xứng chữ qua gương soi.
Mục số 09 : Vertical Hiệu ứng ghi chữ
theo dạng thẳng đứng.
Mục số 10 : Set Current Chọn kiểu chữ
muốn thiết lập cho nó hiện hành trong bản vẽ.
Mục số 11 : New... Tạo kiểu chữ
mới.
Mục số 12 : Delete Chọn các kiểu chữ muốn
xoá với điều kiện không còn chữ nào trên bản vẽ có các kiểu chữ cần xoá
này.
Mục số 13 : Height Thiết lập chiều cao
mặc định cho kiểu chữ. Nếu giá trị nhập vào lớn hơn 0 thì lệnh ghi chữ
Text và Dtext sẽ không hỏi chiều cao chữ khi nhập lệnh mà nó sẽ lấy chiều
cao chữ được thiết lập trong lệnh Style này. Đồng thời chiều cao chữ của
kiểu ghi kích thước cũng bị ảnh hưởng bởi lệnh Style này luôn.
Mục số 14 : Width Factor Hiệu ứng làm
giản chữ ra theo tỉ lệ chiều ngang.
Mục số 15 : Oblique Angle Hiệu ứng làm
nghiêng chữ theo số đo góc ta nhập vào.
Mục số 16 : Apply Chấp nhận tất cả các
giá trị thông số đã thiết lập.
Mục số 17 : Cancel Hũy bỏ tất cả các giá
trị thông số đã thay đổi.
Mục số 18 : Help Truy cập vào các mục
giúp đỡ để biết cách thực hành lệnh (chỉ có ngôn ngữ tiếng Anh).
Ở mục số 13 có rất nhiều bạn bị lỗi không thay
đổi được chiều cao chữ kích thước là do bị ảnh hưởng bởi lệnh Style này, do đó
muốn thay đổi chiều cao chữ kích thước thì phải thiết lập chiều cao chữ trong
hộp thoại Style này = 0.
3. CÁCH GHI VĂN BẢN TRONG AUTOCAD BẰNG LỆNH MTEXT :
(LỆNH GÕ TẮT "T HOẶC MT") :
Lệnh này yêu cầu vẽ một khung bao giống như lệnh Rectang
để chứa đoạn văn bản nằm trong đó nếu đoạn văn bản nhập vào dài hơn khung này
thì nó tự động xuống dòng, nếu muốn chỉnh lại thì dùng mũi tên màu xanh kéo
ngang để chữ giản ra theo và hợp nhất các dòng lại với nhau.
- Specify first corner: chọn điểm thứ nhất để bắt đầu tạo
vùng bao văn bản.
-
Specify opposite corner or [Height/Justify/Line
spacing/Rotation/Style/Width/Columns]: chọn góc đối diện để tạo thành một
khung bao chứa văn bản nhập vào. Lúc này xuất hiện thanh toolbar có các chức
năng giống như các lệnh con nên ở đây ta không sữ dụng lệnh con mà chỉ hiệu
chỉnh văn bản trên thanh Toolbar thôi.
Mục số 01 : Danh
mục các kiểu chữ đang có trong bản vẽ.
Mục số 02 : Kiểu
chữ đang hiện hành trên bản vẽ.
Mục số 03 : Mask Tạo mặt nạ bao quanh chữ, khi di chuyển
chữ này đè lên các đối tượng khác thì mặt nạ sẽ che khuất đối tượng đó (Dùng để
ghi chữ trên mẫu hatch vật liệu chẳng hạn).
Mục số 04 : nhập chiều cao chữ,
trong danh sách xổ ra sẽ có một số chiều cao chữ đã được thiết lập bởi lệnh
Text. (Thường khi chưa sữ dụng lệnh Text mà gõ lệnh Mtext trước thì chiều
cao mặc định là 2.5 nên sẽ rất nhỏ đối với bản vẽ hệ millimet, nhiều bạn lúc mới
bắt đầu học thì sau khi gõ xong thấy chữ mất tiêu, do đó bạn chỉ cần nhập lại
chiều cao trong đây bằng số hàng trăm thì sẽ hiện lên thôi, còn nếu đã lỡ kết
thúc lệnh rồi thì chỉ cần click đôi vào chữ đó và quét bôi khối chữ rồi chỉnh lại
chiều cao chữ ở mục này).
Mục số 05 : Match
Sao chép thuộc tính của kiểu chữ hiện hành có trong bản vẽ mà không cần chọn kiểu
chữ trong danh sách có sẳn.
Mục số 06 : Thay
đổi các định dạng chữ thường, chữ đậm hoặc chữ nghiêng...
Mục số 07 : Xoá bỏ định dạng của
chữ.
Mục số 08 : Thay đổi kiểu chữ
thường hay chữ in hoa, hoặc tạo các hiệu ứng chữ bình phương, chữ ký hiệu hoá học...
Mục số 09 : Danh sách tên các
phông chữ đã cài đặt trong Window.
Mục số 10 : Thay
đổi màu sắc của chữ
Mục số 11 : Chọn Layer (lớp)
chứa đối tượng chữ nhập vào.
Mục số 12 : Format
Định dạng chữ nghiêng theo một góc nhập vào, độ giản rộng của chữ và định dạng
khoảng cách giữa các ký tự chứa tron chữ.
Mục số 13 : Justification
Canh lề chữ như lệnh text, bao gồm canh trái, canh phải, canh giữa, canh tâm...
Mục số 14 : Bullets
and Numbering Định dạnh đánh số thứ tự hoặc kiểu dấu chấm đầu dòng
trong văn bản.
Mục số 15 : Line
Spacing Định dạng khoảng cách giữa các dòng trong văn bản theo tỉ lệ.
Mục số 16 : Paragraph
Các kiểu căn lề trái, căn lề giữa, căn lề phải, căn đều trái phải...
Mục số 17 : Hiện hộp thoại căn
lề chi tiết.
Mục số 18 : Column Định dạnh các kiểu
chia cột văn bản.
Mục số 19 : Symbol
chèn các ký tự đặc biệt vào văn bản như m², m³, 90°, ...
Mục số 20 : Field
Các toán tử tính toán đặc biệt sẽ học ở phần các lệnh Autocad nâng cao.
Mục số 21 : Spell
Check Kiểm tra đánh vần trong văn bản, chỉ hiệu quả với tiếng Anh.
Mục số 22 : Edit
Dictionaries Hiệu chỉnh từ điển chính tả.
Mục số 23 : Hiện
hộp thoại Check spelling settings để thiết lập các kiểu kiểm tra văn bản.
Mục số 24 : Find
and Replace Tìm kiếm và thay thế câu chữ trong văn bản đã nhập vào.
Mục số 25 : Tools
Công cụ nhập văn bản bên ngoài Autocad.
Mục số 26 : More
Thiết lập kiểu ký tự, các thiết lập về hộp thoại văn bản Mtext.
Mục số 27 : Ruler
Tắt mở thước đo trong hộp thoại Mtext.
Mục số 28 : Close
Text Editor Chấp nhận các giá trị đã nhập vào và thoát khỏi lệnh, có thể
dùng chuột trái bấm trên màn hình cũng có chức năng tương tự.
Mời các bạn hãy xem clip
video sau đây để biết thực hành lệnh Text, Dtext, Style và Mtext.