Một trong những cái khó khăn cho người mới học Autocad là vẽ mặt bằng kiến trúc và mặt cắt không biết bắt đều từ đâu nếu không phải là sinh viên kiến trúc. Vì một lẻ là sinh viên kiến trúc họ hiểu về nguyên lý cấu tạo kiến trúc và đã trải qua một quá trình khá dài trên nhà trường để vẽ tay, phác thảo trên giấy nên Autocad chỉ là công cụ giúp họ diễn đạt trên máy nhanh hơn thôi, còn các trình tự như thế nào thì họ đã nắm vững từng bước.
1. CÁCH VẼ NHANH MẶT BẰNG TRONG AUTOCAD :
Để vẽ được mặt bằng kiến trúc nhanh như sinh viên kiến trúc thì ta thực hiện từng bước như sau :
- Tạo lưới trục cho cột (Khi vẽ sơ phác có thể bỏ qua bước này).
- Vẽ cột nhà.
- Vẽ tường bao, tường rào và các tường ngăn chia phân khu chức năng.
- Vẽ cửa đi và cửa sổ.
- Tô vật liệu tường (bản vẽ sơ phác có thể không cần bước này).
- Vẽ cầu thang
- Bố trí vật dụng
- Ghi kích thước trục và tổng đối với bản vẽ sơ phác.
- Ghi tiêu đề bản vẽ.
+ Lưu ý là tạo khổ giấy, tỉ lệ bằng lệnh mvsetup và tạo layer trong Autocad trước khi thực hiện các bước trên.
Điều quan trọng khi vẽ mặt bằng sơ phác là vẽ kích thước vật dụng phải đúng tỉ lệ và chính xác, mình phải tưởng tượng như đang đứng trong không gian của mặt bằng đó và nhìn xung quanh xem các vật dụng bố trí có vướng tầm mắt cái gì không, tỉ lệ chiều cao không gian so với độ rộng và độ sâu của phòng có hợp lý chưa, cầu thang bố trí vậy có bị đụng đầu không...nghĩa là vẽ mặt bằng 2d nhưng phải tưởng tượng khung cảnh 3d sẽ hình thành trong tương lai, có như vậy thì bản vẽ thiết kế mới hoàn hảo tránh được việc phải điều chỉnh nhiều lần.
Link tải thư viện trong bài : https://bit.ly/3m14zKw
Mời các bạn xem video hướng dẫn vẽ nhanh mặt bằng tại đây:
2. CÁCH VẼ NHANH MẶT CẮT VÀ MẶT ĐỨNG TRONG AUTOCAD :
Để vẽ được mặt cắt và mặt đứng nhanh ta làm tuần tự theo các bước sau :
- Sao chép mặt bằng ra riêng một vị trí khác để vẽ các đường
gióng chiếu xuống hình mặt cắt.
- Vẽ nền nhà với cốt cao độ theo ý đồ thiết kế.
- Vẽ dầm sàn (đà) và sàn tầng lầu theo cốt cao trình trong bản
vẽ xin phép xây dựng.
- Vẽ tường và cửa đi, cửa sổ.
- Sao chép toàn bộ tầng lầu này lên tầng phía trên và hiệu
chỉnh lại cho khớp với mặt bằng tầng hai cũng bằng cách
sao chép mặt bằng tầng hai ra riêng và vẽ đường gióng
xuống.
- Ghi kích thước cao trình từng tầng và cao độ tổng, sao chép
kích thước trục từ mặt bằng qua chứ không có ghi kích
thước mới vì sẽ mất thời gian để canh chỉnh.
- Ghi tiêu đề bản vẽ.
+ Cuối cùng thì sắp xếp các bản vẽ vô khung tên theo chuẩn của từng công ty đề ra và sửa thông tin trên khung tên trước khi xuất bản vẽ in ra giấy.
Trường hợp có hình phối cảnh rồi thì ta có thể ước lượng và vẽ mặt cắt dễ hơn, còn không thì các bạn phải có kinh nghiệm đi công trình hoặc hình dung không gian tốt mới vẽ nhanh được.
File mặt bằng để thực hành theo : https://bit.ly/3kRjGac
Mời các bạn xem video hướng dẫn vẽ nhanh mặt cắt và mặt đứng tại đây:
No comments:
Post a Comment