BÀI 7 : CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH TRONG AUTOCAD
( PHẦN 3)
1. CÁCH SAO CHÉP ĐỐI TƯỢNG THEO HÀNG VÀ CỘT BẰNG LỆNH ARRAY
(LỆNH GÕ TẮT "AR") :
- Select objects: chọn đối tượng cần sao chép.
- Select objects: Enter array type [Rectangular/PAth/POlar] <Polar>: chọn kiểu sao chép ( thì ở đây do mình muốn sao chép đối tượng theo hàng và cột do đó mình gõ R hoặc bấm vào mục Rectangular).
- Select grip to edit array or [ASsociative/Base point/COUnt/Spacing/COLumns/Rows/Levels/eXit]<eXit>: chọn các nút màu xanh trên đối tượng để điều chỉnh bằng cách bấm chột trái vào các nút đó hoặc Enter để kết thúc lệnh.
Các bạn chú ý là có 4 mũi tên màu xanh :
Mũi tên hướng phải nằm phía trong gần đối tượng gốc dùng để điều chỉnh khoảng cách giữa các cột.
Mũi tên hướng lên nằm phía trong gần đối tượng gốc dùng để điều chỉnh khoảng cách giữa các hàng.
Mũi tên hướng phải nằm phía ngoài dùng để điều chỉnh số lượng đối tượng sao chép theo cột.
Mũi tên hướng lên nằm phía ngoài dùng để điều chỉnh số lượng đối tượng sao chép theo hàng.
Lúc này đối tượng gốc được sao chép mặc định ra làm 3 hàng và 4 cột. Đồng thời trên màn hình sẽ xuất hiện một thanh toolbar Array Creation như sau :
Các chức năng trên thanh công cụ này sẽ giống như là các lệnh con ở dòng lệnh cuối cùng là Select grip to edit array...
Nhưng thông thường người ta sẽ chỉnh trên thanh công cụ chứ không điều chỉnh bằng dòng lệnh vì nó trực quan và tiện lợi hơn nhiều.
Mục số 01 : Nhập số lượng đối tượng sao chép theo cột.
Mục số 02 : Nhập giá trị khoảng cách giữa cột. Nếu là số âm thì đối tượng được sao chép sang bên trái so với đối tượng gốc.
Mục số 03 : Tổng độ dài khoảng cách sao chép theo cột tính từ tim đối tượng gốc đến tim đối tượng sao chép cuối cùng.
Mục số 04 : Nhập số lượng đối tượng sao chép theo hàng.
Mục số 05 : Nhập giá trị khoảng cách giữa hàng. Nếu là số âm thì đối tượng được sao chép đi xuống dưới so với đối tượng gốc.
Mục số 06 : Tổng độ dài khoảng cách sao chép theo hàng tính từ tim đối tượng gốc đến tim đối tượng sao chép cuối cùng.
Mục số 07, 08 và 09 : Có chức năng tương tự như hàng và cột, tuy nhiên là nó sao chép theo trục Z để dùng trong không gian ba chiều, nên ở đây mình không có sữ dụng chức năng này.
Mục số 10 : Associative nếu được chọn thì các đối tượng sẽ liên kết lại thành 1 group sau khi kết thúc lệnh giúp các bạn dễ dàng quản lý và chỉnh sửa sau này, còn nếu muốn phá vỡ group array này ra thì ta dùng lệnh Explode.
Mục số 11 : Base point dùng để thay đổi điểm gốc của đối tượng cần sao chép nhằm để điều chỉnh khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối theo mong muốn.Mục số 12 : Bấm vào đó hoặc bấm nút chuột trái lên màn hình không gian vẽ khi muốn kết thúc lệnh.
2. CÁCH SAO CHÉP ĐỐI TƯỢNG THEO ĐƯỜNG DẪN BẰNG LỆNH ARRAY
(LỆNH GÕ TẮT "AR") :
- Select objects: chọn đối tượng cần sao chép
Select objects: Enter array type [Rectangular/PAth/POlar] <Rectangular>: chọn kiểu sao chép ( thì ở đây do mình muốn sao chép đối tượng theo đường dẫn do đó mình gõ PA hoặc bấm vào mục Path).
- Select path curve: chọn một đường dẫn để đối tượng được sao chép dọc theo đường dẫn này (đường dẫn co thể là đoạn thẳng, đường cong, hình tròn, elip, đa giác hoặc polyline...)
- Select grip to edit array or [ASsociative/Method/Base point/Tangent direction/Items/Rows/Levels/Align items/Z direction/eXit]<eXit>: chọn các nút màu xanh trên đối tượng để điều chỉnh bằng cách bấm chột trái vào các nút đó hoặc Enter để kết thúc lệnh.
Các bạn chú ý là có một mũi tên và một nút màu xanh :
- Mũi tên là dùng để điều chỉnh khoảng cách giữa các đối tượng sao chép đồng thời cũng thay đổi số lượng theo khoảng cách này. Nếu di chuột sang bên phải thì khoảng cách tăng lên và số lượng giảm lại, nếu di chuột qua bên trái thì ngược lại.
- Nút màu xanh khi bấm vào đó sẽ sao chép thêm số lượng theo hàng. Khi di chuyển chuột lên trên thì số lượng hàng sẽ tăng theo hướng lên và khi di chuyển chuột xuống phía dưới thì ngược lại.
Tại dòng lệnh cuối cùng khi chưa kết thúc lệnh thì cũng như chức năng sao chép kiểu Rectangular sẽ xuất hiện một thanh công cụ Array Creation, các chức năng trên thanh công cụ này sẽ giống như là các lệnh con ở dòng lệnh cuối cùng là Select grip to edit array...
Mục số 01 : Số lượng đối tượng (mặc định bị mờ không cho nhập).
Mục số 02 : Nhập giá trị khoảng cách giữa các đối tượng sao chép.
Mục số 03 : Tổng độ dài khoảng cách sao chép (mặc định bị mờ không cho nhập).
Mục số 04 : Nhập số lượng đối tượng sao chép theo hàng.
Mục số 05 : Nhập giá trị khoảng cách giữa hàng. Nếu là số âm thì đối tượng được sao chép đi xuống dưới so với đối tượng gốc.
Mục số 06 : Tổng độ dài khoảng cách sao chép theo hàng tính từ tim đối tượng gốc đến tim đối tượng sao chép cuối cùng.
Mục số 07, 08 và 09 : Có chức năng tương tự như hàng, tuy nhiên là nó sao chép theo trục Z để dùng trong không gian ba chiều, nên ở đây mình không có sữ dụng chức năng này.
Mục số 10 : Associative nếu được chọn thì các đối tượng sẽ liên kết lại thành 1 group sau khi kết thúc lệnh giúp các bạn dễ dàng quản lý và chỉnh sửa sau này, còn nếu muốn phá vỡ group array này ra thì ta dùng lệnh Explode.
Mục số 11 : Base point dùng để thay đổi điểm gốc của đối tượng cần sao chép nhằm để điều chỉnh khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối theo mong muốn.
Mục số 12 : Tangent direction dùng để thay đổi hướng tiếp tuyến của đối tượng gốc bằng cách chọn 2 điểm để tạo thành vector tiếp tuyến.
Mục số 13 : Measure có nghĩa là sao chép đối tượng tính theo khoảng cách đã nhập vào, khoảng cách cuối cùng quyết định bởi độ dài còn lại của đường dẫn giống như lệnh Measure. Ngay tại đây có một mũi tên nhỏ xíu nếu bấm vào đó ta có thêm tuỳ chọn là Divide thì khi đó khoảng cách đối tượng được sao chép chia đều nhau từ đầu đến cuối đường dẫn.
Mục số 14 : Align Items nếu được chọn thì mỗi đối tượng sao chép ra sẽ được căn chỉnh theo hướng vector tiếp tuyến của đường dẫn, còn nếu không chọn thì vector tiếp tuyến sẽ theo hướng vector của chính đối tượng gốc.