XEM THÊM :
- KÍCH THƯỚC MÁY RỬA CHÉN CÁC LOẠI
- KÍCH THƯỚC LÒ NƯỚNG CÁC LOẠI
Bếp là khu chức năng mà ngôi nhà nào cũng cần phải có, tùy theo không gian & diện tích cho phép mà ta có nhiều kiểu bố trí bếp khác nhau như bếp thẳng, bếp chữ L, bếp kết hợp quầy bar, bếp có bàn bếp đảo…
Vì bếp là khu vực được sữ dụng nhiều nhất trong ngày nên việc thiết kế sao cho thông thoáng, thoải mái đi lại, tối ưu và tiện dụng là điều kiện tiên quyết sau đó mới đến yếu tố thẩm mỹ.
1. KÍCH THƯỚC CHUẨN CỦA BẾP :
Tủ bếp được chia làm 2 phần :Gồm có tủ bếp trên và tủ bếp dưới.
a. Khoảng cách chuẩn giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới :
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới là 0,6m (đối với chiều cao trung bình của người Việt Nam), chiều cao tối đa cho khoảng cách này là 0,7m. Khu vực này hiện nay người ta ốp kính màu laminate thay cho ốp gạch hoặc đá granite vì ít có đường joint và dễ dàng vệ sinh, đồng thời mang tính thẩm mỹ cao.b. Kích thước tủ bếp dưới :
- Kích thước chuẩn của mặt bàn bếp là rộng 0,6m, chiều cao tính từ nền lên đến mặt bàn bếp là 0,8m, còn nếu dựa theo kích thước lỗ bang thì chiều cao là 0,81m. Phần cánh tủ bên dưới chỗ đặt chậu rửa chén & chỗ bếp ga thường làm lá xách hoặc đục lỗ tròn để thoát hơi ẩm và thoát mùi hôi, bên trong cánh tủ này có gắn lưới để tránh Gián và Thằn lằn bò vào.
- Khu vực để bình ga thường là ở ngăn kế bên ngăn để bếp nấu, vì kích thước chiều cao loại bếp âm bàn sẽ thụt xuống bên dưới khoảng từ 38mm đến 63mm nên nếu để bình ga vị trí này sẽ bị cấn và một phần cũng vì an toàn.
* Kích thước bình ga :
Có 2 loại bình ga phổ biến trên thị trường việt nam là bình ga gia đình và bình ga công nghiệp. Bình ga gia đình là 12 Kg, đường kính bình ga là 301, còn chiều cao bình ga tổng thể là 580.Còn bình ga công nghiệp thì dùng cho nhà hàng, khách sạn, quán ăn...là 45Kg, đường kính bình ga là 368, chiều cao bình ga là 1220.
Dựa vào thông số kích thước của bình ga gia đình trên bạn thiết kế chiều cao tủ bếp dưới cho phù hợp. Còn bình ga công nghiệp thì người ta làm kho chứa riêng dạng hở thoáng chứ không có giấu trong tủ.
- Khi thiết kế tủ bếp dưới mà có đặt máy giặt cửa ngang âm tủ thì lưu ý bề ngang lọt lòng chừa khoảng từ 650 đến 700, còn chiều cao lọt lòng chỗ đặt máy giặt là 0,9m đối với máy giặt từ 7Kg trở xuống, còn đối với máy giặt từ 7,2Kg trở lên thì kích thước chiều cao lọt lòng tủ bếp chỗ đặt âm máy giặt sẽ phụ thuộc vào kích thước chiều cao máy giặt tùy loại.
Tham khảo thêm bảng thông số tiêu chuẩn chiều cao tủ bếp dưới so với tỉ lệ chiều cao của con người dưới đây :
c. Kích thước tủ bếp trên :
Kích thước chuẩn của tủ bếp trên là rộng 0,35m, chiều cao tủ từ 0,6m đến 0,8m. Bên trên chỗ đặt bếp ga là nơi để đặt máy hút mùi. Nếu sữ dụng máy hút mùi dạng nắp che bằng kính thì để trống không gắn cánh tủ chỉ có hậu, còn nếu sữ dụng máy hút mùi dạng âm thì phải lắp cánh tủ để che phần ống khói và khoảng cách cánh tủ này phải dật lên so với đáy tủ là 0,15m để chừa phần taplo điều khiển. Mặc dù có rất nhiều thương hiệu máy hút mùi bán trên thị trường, nhưng kích thước máy hút mùi chỉ có 3 loại phổ biến là 600, 700 và 900. Do đó khi thiết kế tủ bếp nơi đặt máy hút mùi ta trừ hao mỗi bên 10mm tương ứng với các kích thước 620, 720 và 920 thì việc lắp đặt sẽ dễ dàng hơn.
Bên trên chỗ đặt chậu rửa chén thường đặt vĩ inox để úp chén dĩa tiện cho việc hông khô và nước đọng rơi xuống lại chậu rửa, vị trí này thường dùng cánh cửa kính trong suốt bật lên bằng bản lề cùi trỏ để dễ quan sát và lấy chén dĩa.
Cánh tủ bếp trên và cánh tủ bếp dưới ở khu vực này không nhất thiết phải thẳng hàng vì nó phụ thuộc vào kích thước bồn rửa chén mà bạn chọn 1, 2 hoặc 3 ngăn. Chiều cao lỗ chờ ống thoát nước bồn rửa chén là 500, nếu có gắn thêm co con thỏ thì dao động từ 300 đến 350, đường kính ống thoát thì Ø34 hoặc Ø42, còn chiều cao ống cấp nước chờ cho chậu rửa chén là 500.
Tủ bếp trên thường chia làm 2 đợt để đồ, chiều cao lọt lòng của mỗi đợt tùy theo vật dụng mà ta để trong đó (tham khảo mục kích thước vật dụng cuối bài này) đợt thấp dùng để những đồ vật mà ta sữ dụng thường xuyên, còn đợt cao dành cho những đồ vật ít sữ dụng.
2. CÁCH BỐ TRÍ KHÔNG GIAN BẾP :
a. Qui trình làm việc trong không gian bếp :
Để bố trí không gian bếp một cách hợp lý ta cần phải quan tâm đến trình tự công việc bếp núc như sau :- Gia công thực phẩm
- Chế biến món ăn
- Nấu ăn
- Dọn ra bàn
- Rửa chén
b. Tam giác công việc trong thiết kế bếp :
Không gian bố trí bếp là mối liên hệ giữa 3 loại đồ vật đó là (tủ lạnh - bếp lò - chậu rửa chén), nó tạo thành một mắt xích gọi là "tam giác công việc". Từ không gian này ta có lối đi trực tiếp đến phòng ăn hoặc bàn ăn.Tam giác công việc là khoảng cách mà người sữ dụng bếp phải di chuyển giữa bồn rửa, bếp lò và tủ lạnh. Đường thẳng nối 3 yếu tố này gọi là "Tam giác công việc". Đối với nhà bếp của gia đình thì tổng chiều dài của ba cạnh tam giác là từ 5,5m cho đến 6m. Khoảng cách giữa bồn rửa và bếp lò tối đa là 1,8m đối với các dạng bếp như hình dưới.
Theo hình trên thì ta có cách tính "tam giác công việc" như sau : X + Y + Z < 6m
Dựa vào công thức trên để ta tính toán cho hợp lý khi thiết kế khu nhà bếp.
c. Khoảng cách các lối đi trong bếp và khoảng cách đặt thiết bị bếp :
Nhìn vào hình trên ta thấy như sau :
- A là khoảng cách giữa bếp lò và bồn rửa chén, khoảng cách này rộng tối thiểu 600 để khi rửa bát tránh văng nước vào bếp, đồng thời nó cũng là khoảng đệm để ta có thể để các thiết bị đựng thực phẩm như nồi, xoong, thớt...trước khi đặt lên nấu.
- B là khoảng cách giữa tủ lạnh và bồn rửa, khoảng cách này không có qui định nhưng phải đủ diện tích để được rổ rá đựng rau củ, thực phẩm dự trữ từ tủ lạnh ra chuẩn bị lên bồn rửa. Bạn cũng có thể để máy xoay sinh tố ở khu vực này.
- Riêng về chỗ đặt tủ lạnh chỉ cần chừa khoảng cách rộng tối đa là 0,65m, vì tất cả các loại tủ lạnh 1 cánh cho dù bao nhiêu lít thì bề rộng kích thước tủ lạnh tối đa là 0,6m, trừ phi bạn sữ dụng tủ lạnh side by side (dạng tủ lạnh 2 cánh) thì bề rộng chỗ đặt tủ lạnh phải là 1m.
- Một điều lưu ý nữa là đối với tủ lạnh 1 cánh thì hướng mở cửa là từ trái qua phải nên dây chuyền bố trí bếp : "tủ lạnh > chậu rửa > bếp nấu" sẽ bắt đầu từ phải qua. nếu bắt đầu từ bên trái thì khi bạn lấy thực phẩm ra bạn sẽ vướng tay vào cánh tủ lạnh đang mở.
- Thông thường bồn rửa đặt ở vị trí cửa sổ lấy sáng để cho việc thoát hơi ẩm được tốt, tránh đặt bếp lò ở vị trí cửa sổ vì gió lùa sẽ gây tắt lửa hoặc lùa khói và bay mùi vào nhà. Thông thường người ta đặt bồn rửa như hình dưới đây :
- C là khoảng cách lối đi từ tường đến cạnh bàn bếp, lối đi giữa 2 bàn bếp hoặc lối đi giữa bàn bếp và bàn bếp đảo ở giữa, khoảng cách này tối thiểu là 0,9m để người đứng nấu thao tác được dễ dàng thuận tiện, kích thước chuẩn là 1,2m để người thứ 2 có thể đi băng qua sau lưng...
d. Chiều cao cần lưu ý trong thiết kế bếp :
Khi thiết kế bếp ta cần lưu ý một số tiêu chuẩn chiều cao như sau:- Chiều cao chỗ đặt máy hút mùi âm là 150 tính từ đáy tủ bếp trên.
- Chiều cao tủ bếp trên, tủ bếp dưới và khoảng cách giữa 2 tủ bếp mình đã nói ở trên hoặc bạn có thể xem hình.
- Chiều cao của bàn bar theo chuẩn của người Việt Nam là 1100 - 1150, còn người Châu Âu, Châu Mỹ là 1200.
- Chiều cao chỗ đặt vị trí lò vi sóng (lò Viba) âm tủ là 1200-1400 tính từ mặt đất đến đáy lò microwave.
- Chiều cao tủ bếp dưới nếu có đặt máy giặt cửa ngang âm tủ là 1000. Chiều cao vòi nước nếu để máy giặt lộ thiên là 100, chiều cao ổ cắm điện máy giặt là 1200.
- Chiều cao tủ bếp dưới nếu có đặt máy rửa chén âm tủ là 900. Chiều rộng lắp đặt máy rửa chén là 600.
- Chiều cao bếp đảo loại có bếp nấu kết hợp bàn thao tác sẽ phụ thuộc vào chiều cao của con người theo bảng dưới đây:
- Chiều cao bếp đảo kết hợp bar thì bàn đảo cao từ 800-900, chiều cao bar cao 1150, chiều cao từ mặt bếp đến đáy máy hút mùi là 750. Còn chiều cao bàn đảo không có bếp là từ 750-800, đèn thả ở trên nếu có thì cao cách mặt bàn 750 mới thao tác rõ được. Chiều cao mặt ghế cách đáy bàn tối thiểu 250 thì ngồi mới thoải mái không bị cấn đầu gối.
- Chiều cao ghế bar là từ 750 - 800, chỗ gác chân khi ngồi ghế bar cao 200 tính từ mặt đất. Tham khảo 1 số dạng ghế bar sau đây để biết kích thước cụ thể.
thank add
ReplyDeletebài viết rất hay và đầy đủ
ReplyDelete