2/02/2017

CÁC THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THIẾT KẾ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT - PHẦN 1

Các công trình ở Việt Nam trước đây thường ít chú trọng đến mô hình thiết kế dành cho người khuyết tật, những năm gần đây do hòa nhập với thế giới nên khi thiết kế xây dựng các công trình công cộng thì không gian thao tác dành cho người khuyết tật là 1 yếu tố bắt buộc để đánh giá sếp hạng công trình có đạt chuẩn hay không, đồng thời nó cũng đem lại giá trị nhân văn cho chính công trình đó.
kich thuoc xe lan cua nguoi khuyet tat

Chúng ta cùng nhau xem xét các giải pháp sau :

THIẾT KNƠI ĐẬU XE DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Nhằm đảm bảo cho người khuyết tật và các tài xế có thể tiếp cận từ mặt đường càng gần càng tốt các tòa nhà hoặc các không gian nơi mà họ muốn đến với ít khó khăn nhất.

Các vấn đề thường gặp : 
- Những chỗ đậu xe dành cho người khuyết tật hầu như không có hoặc rất xa lối vào các tòa nhà.
- Nơi đậu xe dành cho người khuyết tật không bằng với mặt đường.
- Nợi đỗ xe cho người khuyết tật không có khoảng trống phù hợp để xe lăn có thể tiếp cận hoặc cho người khác hỗ trợ.
- Không có báo hiệu nơi đỗ xe cho người khuyết tật.

cho-trong-ben-hong-xe

Chỗ trống cần thiết bên hông xe :
- Cần phải có chỗ trống bên hông xe để người sử dụng có thể dịch chuyển an toàn vào trong và ra ngoài với các thiết bị trợ giúp như hình trên.
Chỗ trống cần thiết đằng sau xe:
- Cần có thêm chỗ trống ở sau xe để có thể tháo dỡ đồ đạc như trong hình dưới đây.
cho-trong-ben-hong-xe
Lưu ý:
Rất nhiều người khuyết tật di chuyển bằng những phương tiện giao thông khác ngoài những phương tiện công cộng - đặc biệt là khi những phương tiện giao thông công cộng đó không tiếp cận được dễ dàng.

Những nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật rất cần thiết để giúp họ có một lối đi an toàn và dễ dàng từ xe của họ đến lối vào các tòa nhà.

Người khuyết tật có thể là chỉ là hành khách nhưng cũng có thể là người lái.

Chỗ đỗ xe cho người khuyết tật cần phải lớn hơn những chỗ đỗ xe thông thường khác. Điều này cho phép có thêm không gian cho hoạt động hỗ trợ và các dụng cụ khác (như xe lăn hoặc khung tập đi) hoặc cho người hỗ trợ nếu cần thiết. Việc có thêm không gian quanh xe là rất cần thiết vì nếu không có thì người khuyết tật sẽ không thể lên xuống xe được.
cac-thong-so-kich-thuoc-thiet-ke-cho-nguoi-tan-tat
Bề măt:
Phẳng, chắc chắn, nhẵn, thoát nước tốt, bề mặt phải bằng (dốc không quá 1:40)
Kích thước:
Tổng cộng khu vực đậu xe là khoảng 6m chiều dài và 3,6m bề rộng bao gồm cả khu vực chuyển tiếp với bề ngang khoảng 1,2m giữa các khoảng trống và 1 khu vực an toàn dài 1,2m cách lộ trình của xe cộ.
Đia điểm:
Càng gần lối vào chính càng tốt. Nếu có thể nên tránh đặt bề dọc của khu vực dành cho người khuyết tật bên cạnh tường. Nếu không thì nên thêm vào 0,3m cho bề ngang khu vực chuyển tiếp.
Dấu hiêu:
Dài 1,4m, được đánh dấu rõ ràng bằng màu sắc tương phản với mặt đất.
Tỉ lê cho các chỗ đỗ xe:
Cứ 25 chỗ đỗ xe là có một chỗ dành cho người khuyết tật cho một khu vực có 100 chỗ để xe. Nếu bãi đậu xe có quy mô lớn hơn thì mỗi 50 chỗ sẽ phải có thêm chỗ dành cho người khuyết tật.
Lối tiếp cản:
Khu vực đậu xe dành riêng cho người khuyết tật nên hướng đến các lối tiếp cận như: bờ dốc lên lề đường, các đường nhỏ, lối vào dành riêng cho người khuyết tật...

THIẾT KTHỀM DỐC

Nhằm đảm bảo một lối đi an toàn cho người khuyết tật di chuyển khi có sự thay đổi độ cao của 2 bề mặt, đặc biệt là giữa lề đường và mặt đường.

Các vấn đề thường gặp :
- Không có đường dốc khi lên lề.
- Vị trí đường dốc không an toàn.
- Đường dốc quá đứng.

- Đường dốc không có cảnh báo phù hợp cho người bị khiếm thị.

long-duong-va-le-duong-khong-co-them-doc

Vấn đề: không có đường dốc
Trong bức hình trên, phần tiếp giáp giữa mặt đường và lề đường được làm thành góc tù để dễ dẫn xe lên lề. Tuy nhiên, suốt một quãng dài lại không hề có một đường dốc nào cho xe lăn có thể tiếp cận.
duong-doc-khong-bang-phang

Đường dốc này không được tốt và an toàn để xe lăn tiếp cận. Lối đi nên được thiết kế rộng hơn để xe lăn có thể tiếp cận từ đoạn đầu dốc. Trong hình trên, xe lăn phải đi xuống từ phần bên của dốc và phải cố gắng vừa đi xuống vừa điều khiển xe. Điều này rất nguy hiểm.
do-doc-cua-duong-doc-cho-nguoi-khuyet-tat

Vị trí: 
Nên đặt tại mỗi góc ngã tư đường, tại mỗi đầu của vạch dành riêng cho người đi bộ, khu vực dừng xe gần lối vào các toà nhà hoặc giữa các khu vực đậu xe và lối đi gần nhất.
Cấu trúc: 
đường dốc ở giữa với 2 bên lề được mở loe ra.
Bề ngang: 
bề ngang mặt dốc khoảng 0,9m (không bao gồm 2 bên)
Đô dốc: 
độ dốc của đường dốc và 2 bên lề loe ra không quá 1:12
Các dấu hiêu chỉ thị chính xác: 
nên được đặt 2 bên lề dốc và trên bề mặt dốc đê giúp khách bộ hành thấy được sự thay đổi độ cao mặt đất.
Bề măt của đường dốc và 2 bên lề: 
nên được làm nhám cho dễ nhận diện và không bị trượt.
Màu sắc tương phản: 
màu của đường dốc và 2 bên lề dốc nên tương phản với màu của lối đi và màu của mặt đường nhằm giúp dễ nhìn thấy hơn.
Thoát nước: 
đường dốc nên được bố trí phù hợp đê thoát nước dễ dàng và tránh những nơi có vũng nước hoặc nước đọng trên mặt đường, đặc biệt là ngay dưới đường dốc.
Vị trí: 
Đường dốc không nên đặt tại vị trí làm cản trở lối đi.
vi-tri-dat-duong-doc-cho nguoi-khuyet-tat
Các đường dốc nên được đặt tại mỗi ngã tư đường và luôn nằm ở 2 đầu của vạch dành riêng cho người đi bộ. Không được đặt đường dốc ngay tại vị trí góc ngã tư vì sẽ làm người khuyết tật đi xuống ngay giữa giao lộ.

THIẾT KLỐI ĐI

Nhằm cung cấp một lối đi bằng phẳng, không có chướng ngại và nguy hiểm, đồng thời đủ rộng cho nhiều người với mọi khả năng cùng di chuyển.

Những vấn đề thường gặp :
- Lối đi quá hẹp.
- Lối đi không bằng phẳng.
- Lối đi có nhiều ổ gà, bị nứt hoặc lồi lõm.
- Lối đi không hoàn toàn là một mặt phẳng.
- Lối đi có nhiều chướng ngại hoặc vật cản trở việc đi lại.
- Không có lối đi.
- Lối đi có rãnh dẫn nước nằm ngang.

loi-di-bi-can-tro

Mọi người cũng thường hay gây cản trở khi vô tình đặt ghế, bàn, thùng chứa hoặc rác rưởi ngay giữa lối đi. Nên tuyên truyền cho các chủ cửa hiệu và người dân biết những cách sử dụng lối đi công cộng, như thế nào là nên hoặc không nên.

Đôi lúc rễ cây tình cờ làm vỡ mặt đường và gồ ghề. Vì vậy nên trồng cây cẩn thận đồng thời phải chú ý đến việc bảo trì cho mặt đường.
loi-di-tam-thoi
Lối dẫn ra đường có một ống dẫn nước để mở nằm vắt ngang qua. Người ta đã làm một lối đi tạm thời để bớt nguy hiểm nhưng người khuyết tật sẽ không tiếp cận được vì bề mặt không bằng phẳng.
Xem xét mô hình thiết kế :
Đô dài: 
nên ít nhất khoảng 900mm và không có chướng ngại vật, hoặc 1,5m cho những lối đi thường được sử dụng.
Đô dốc: 
không tới 1:20
Đô dốc ngang: 
không nên quá 1:50
Bề măt: 
nhẵn, bằng phẳng, không trơn trượt.
Không có chướng ngại: 
Các chướng ngại vật không được nằm trên lối đi, tức là trong phạm vi bề ngang lối đi và không được có chướng ngại dưới độ cao 2m (đề phòng các nhánh cây thấp hoặc các biển báo).
Các khoảng trống để tránh người ngược chiều: 
Đối với các lối đi có bề ngang ít hơn 1,5m phải có các khoảng trống để tránh người ngược chiều.(mỗi 10m).
Đường dốc: 
nên có tại các giao lộ, nơi có thay đổi độ cao bề mặt.
Các chỉ dẫn trên măt đất: 
phải có khu vực có các chỉ dẫn trên mặt đất khoảng 0,9m x 0,9m tại các vạch băng qua đường cho người đi bộ, lề đường, tại các giao lộ.

Thoát nước: 
Không được để đọng nước tại các lối đi.

kich-thuoc-loi-di-cho-nguoi-khuyet-tat
Rãnh dẫn nước nằm ngang lối đi:

ranh-dan-nuoc

Một rãnh dẫn nước nằm ngang lối đi từ ngoài đường vào cổng. Tấm vỉ lót giúp di chuyển an toàn cũng như có thề cho nước chảy xuống dể dàng.
Ưu điểm:
- Tấm vỉ lót nằng ngang với mặt đất.
- Tấm vỉ lót nằm vuông góc với lối đi. 
Khuyết điểm:
- Các khe quá rộng nên khi di chuyển, gót giày hoặc các thiết bị hỗ trợ sẽ dễ bị lọt xuống.
Các loại rãnh dẫn nước :
Đây là hệ thống dẫn nước tại Thái Lan.
ho-ga-thoat-nuoc
muong-dan-nuoc

được xây dựng ở nấc thang cuối, chỗ đáp của dốc
hoặc phần cuối cùng của dốc. Rãnh dẫn nước nằm bằng với mặt đất
và các lỗ nhỏ thoát nước nhỏ, không làm mắc kẹt các dụng cụ.

THIẾT KBỆ DỐC

Nên có những bệ dốc bất cứ nơi nào có cầu thang gây khó khăn cho người khuyết tật khi vào 1 tòa nhà hoặc di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Các vấn đề thường gặp :
-Lối vào các tòa nhà chỉ có các bậc thang. Nếu có bệ dốc thì các bệ dốc:
- Quá đứng
- Quá hẹp
- Quá dài
Hoặc:
- Có vũng nước
- Không có chỗ tiếp đất
- Không có tay vịn
Nếu có cũng được thiết kết rất sơ sài.

be-doc-go

Tốt:
- Mặt phẳng không trơn trượt.
Xấu:
- Quá cao - cả người bình thường và người đi xe lăn đều cảm thấy khó khăn khi đi lên.
- Chiều cao của tay vịn không đúng - không có hiệu quả.
- Bề mặt không phẳng - có khả năng bị vấp hoặc mất thăng bằng.
- Cửa mở ra ngoài chỗ mặt bằng - cần phải đứng trên mặt phẳng nghiêng để mở cửa. Điều     này gây khó khăn rất nhiều.
- Không có lối đi tiếp cận ở dưới bệ dốc - lên bệ dốc bằng cách nào?
- Không có thành hoặc tay vịn bảo vệ, dễ bị té
Lưu ý: bệ dốc không thiết kế theo đúng cách đôi khi cũng chẳng có lợi gì.

Xem xét mẫu thiết kế :
Đô dốc: 
hơi dốc, đối với trong nhà là 1:15 bên ngoài là 1:12
Chiều ngang: 
ít nhất phải rộng 1,2m
Tay cầm: 
cao khoảng 0,9m kéo dài liên tục ở 2 bên, ở 2 đầu tiếp đất vẫn kéo dài thêm khoảng 0,3m.
Phần tiếp đất: 
tại đầu và cuối bệ dốc và cả ở mỗi đoạn có thay đổi hướng đi (ít nhất là dài 1,2m x 1,5m)
Bề măt :
không được trơn trượt và phải tháo nước tốt.
Các chỉ dẫn trên măt đất: 
ở cả hai đầu bệ dốc tại phần tiếp đất cho người khiếm thị.
Thềm an toàn:
cạnh bên ngoài (cao 50mm)
Vành đai an toàn:
nếu nằm bên ngoài thì cần có vành đai an toàn

kich-thuoc-ram-doc-cho-nguoi-tan-tat

Lưu ý: Bệ dốc với chiều cao hơn 0,3m phải luôn đi kèm với các bậc thang bên cạnh vì trên thực tế một số người sẽ thấy khó khăn hơn khi sử dụng bệ dốc cao như thế.


Tính toán độ cao phù hợp cho một đường dốc.

Tính toán tổng độ cao phải vượt qua (ví dụ: Nếu có 2 nấc thang, mỗi nấc 150mm thì tổng độ cao phải vượt qua là 0,3m)
Quyết định độ dốc mà bạn muốn (vd: 1:15)
Nhân độ cao phải vượt qua với độ dốc mong muốn (vd:độ cao phải vượt qua là 300mm x độ dốc mong muốn 1:15 = 4,5m)
Độ dài của đường dốc nếu tính theo chiều ngang trong trường hợp này là 4,5m. Có nghĩa là đường dốcdài 4,5m và có độ nghiêng là 1:15

Cấu trúc của đường dốc

Đôi lúc sau khi tính toán độ dốc, bạn sẽ thấy đường dốc hơi dài. Có lẽ bạn không thể làm đường dốc chạy thẳng từ trong nhà ra ngoài như trong trường hợp này vì đường dốc có thể dẫn ra đến tận ngoài đường.
Bạn có thể vượt qua vấn đề này bằng cách thay đổi cấu trúc của bệ dốc. Có 3 tính chất chung để lựa chọn:
• đường dốc thẳng
• đường gấp 90 độ
• đường gấp 180 độ.

Cho dù chọn lựa theo kiểu nào thì đường dốc của bạn phải có phần mặt phẳng tại mỗi gấp khúc.

Mời các bạn xem tiếp phần 2 TẠI ĐÂY

No comments:

Post a Comment