Nếu như các bạn đã làm quen với việc vẽ bài tập 1 ở phần trước thì với bài tập này sẽ giúp cho các bạn thực hành một số lệnh mới như circle, rectangle, copy và move.
Các lệnh thực hiện trong bài này bao gồm :
- Lệnh LINE : để vẽ đường thẳng.
- Lệnh CIRCLE : để vẽ hình tròn.
- Lệnh RECTANGLE : để vẽ hình chữ nhật và hình vuông.
Với bài tập này sẽ giúp cho người mới bắt đầu làm quen với Autocad tư
duy về cách vẽ của những hình cơ bản nhất bằng cách chỉ cần dùng lệnh vẽ cơ bản thôi. Việc thực hành này sẽ giúp ta nhớ dai các lệnh vẽ để có thể tiếp tục học các lệnh tiếp theo và chỉ cần thực hành một thời gian thì tốc độ vẽ sẽ tăng nhanh lên dần.
- Nhập tọa độ trực tiếp bằng cách di chuyển chuột theo hướng mình mong muốn và nhập độ dài khoảng cách.
- Nhập tọa độ tương đối (x,y) trong trường hợp hình vẽ không cho ta độ góc.
- Nhập toạ độ cực
tương đối (d < @) trong trường hợp hình vẽ cho ta độ góc. d là độ dài đoạn thẳng, dấu nhỏ hơn thì phải nhấn giữ phím shift trên bàn phím khi gõ dấu phẩy, còn @ là góc nghiêng so với trục nằm ngang (nếu gõ số dương thì đường thẳng sẽ xoay theo ngược chiều kim đồng hồ, còn nhập số âm thì đường thẳng sẽ xoay theo chiều thuận của kim đồng hồ).
- Kết hợp với
lệnh ZOOM (lăn nút bánh xe chuột giữa tới hoặc lui) và di dời vùng nhìn bằng lệnh PAN (nhấn giữ nút bánh xe
chuột giữa).
Một trong những điều khó khăn và mất thời gian nhiều nhất chính là vẽ chi tiết đồ gỗ nội thất và các mặt cắt của nó, nhất là khai triển bản vẽ shopdrawing, nó khó là vì bạn chưa nắm vững các tiêu chuẩn quy cách vật liệu, kích thước thiết bị thông dụng và bạn chưa từng xuống xưởng để xem công nhân họ sản xuất đồ nội thất, chưa từng xuống công trình xem người thợ họ lắp ráp đồ nội thất ra sao, tất cả chỉ là do trí tưởng tượng mà ra với một vài thông tin trên internet của nhà cung cấp phụ kiện cùng với các hướng dẫn tham khảo trên các trang web, youtube...
Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng về điều này, vì ngay cả những người làm thiết kế lâu năm cũng chưa chắc biết hết vì họ ít chịu học hỏi cái mới và lười biến trong việc tham khảo nghiên cứu tài liệu cũng như không chịu khó quan sát người thợ lúc thi công. Chỉ cần các bạn chịu khó học hỏi và quan sát thì khi vô Công ty một thời gian bạn sẽ nắm bắt được hết với sự hỗ trợ và kinh nghiệm của người đi trước.
Trước khi vẽ chi tiết đồ nội thất thì các bạn phải vẽ trước các mặt cắt, mặt đứng của căn phòng mà bố trí nội thất trong đó, điều này liên quan đến các chi tiết ốp trang trí vách tường và các thiết bị gắn trên vách đó.Việc này giúp bạn hình dung xem chiều cao trần có vượt quá khổ quy cách tấm vật liệu hay không, các thiết bị ổ cắm, công tắc...gắn tường có vướng chỗ nào không.
Mời các bạn bấm vào link video clip vẽ mặt cắt nội thất căn hộ dạng đơn giản dưới đây để dễ dàng thực hành theo :
VIDEO HƯỚNG DẪN VẼ MẶT CẮT NỘI THẤT ĐƠN GIẢN
Nếu việc vẽ chi tiết mặt cắt 2d vật dụng nội thất mất nhiều thời gian cho bạn thì các bạn hãy dùng phần mềm khác hổ trợ như là sketchup, revit...Còn ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn vẽ ngay trong môi trường Autocad 3d có sẳn trên Autocad nên việc xuất các mặt cắt, mặt đứng, chi tiết rất là tiện lợi và nhanh chóng, giúp các bạn tiết kiệm được nhiều thời gian vẽ thiết kế và tránh được sự sai sót trong quá trình vẽ mặt cắt đồ vật.
Trong hình minh hoạ trên thì mình vẽ một cái bàn làm việc có kích thước 1200x600x750. Vẽ ở chế độ 3d Autocad chỉ dùng vài lệnh đơn giản như extrude để đẩy khối và subtract để trừ khối, sau đó xuất qua layout bằng lệnh base thì nó tự động xuất mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và chi tiết theo các tỉ lệ mong muốn giúp mình tiết kiệm thời gian rất nhiều. Cái hay khi vẽ 3d cad là nếu mình điều chỉnh phối cảnh 3d thì các hình mặt cắt, mặt đứng, mặt bằng sẽ cập nhật tự động thay đổi theo rất là tiện lợi.
Mời các bạn bấm vào link video clip dưới đây để biết cách vẽ nhanh một mặt cắt chi tiết đồ gỗ nội thất một cái bàn làm việc dạng đơn giản sau đây :
Một trong những cái khó khăn cho người mới học Autocad là vẽ mặt bằng kiến trúc và mặt cắt không biết bắt đều từ đâu nếu không phải là sinh viên kiến trúc. Vì một lẻ là sinh viên kiến trúc họ hiểu về nguyên lý cấu tạo kiến trúc và đã trải qua một quá trình khá dài trên nhà trường để vẽ tay, phác thảo trên giấy nên Autocad chỉ là công cụ giúp họ diễn đạt trên máy nhanh hơn thôi, còn các trình tự như thế nào thì họ đã nắm vững từng bước.
1. CÁCH VẼ NHANH MẶT BẰNG TRONG AUTOCAD :
Để vẽ được mặt bằng kiến trúc nhanh như sinh viên kiến trúc thì ta thực hiện từng bước như sau :
- Tạo lưới trục cho cột (Khi vẽ sơ phác có thể bỏ qua bước này).
- Vẽ cột nhà.
- Vẽ tường bao, tường rào và các tường ngăn chia phân khu chức năng.
- Vẽ cửa đi và cửa sổ.
- Tô vật liệu tường (bản vẽ sơ phác có thể không cần bước này).
- Vẽ cầu thang
- Bố trí vật dụng
- Ghi kích thước trục và tổng đối với bản vẽ sơ phác.
- Ghi tiêu đề bản vẽ.
+ Lưu ý là tạo khổ giấy, tỉ lệ bằng lệnh mvsetup và tạo layer trong Autocad trước khi thực hiện các bước trên.
Điều quan trọng khi vẽ mặt bằng sơ phác là vẽ kích thước vật dụng phải đúng tỉ lệ và chính xác, mình phải tưởng tượng như đang đứng trong không gian của mặt bằng đó và nhìn xung quanh xem các vật dụng bố trí có vướng tầm mắt cái gì không, tỉ lệ chiều cao không gian so với độ rộng và độ sâu của phòng có hợp lý chưa, cầu thang bố trí vậy có bị đụng đầu không...nghĩa là vẽ mặt bằng 2d nhưng phải tưởng tượng khung cảnh 3d sẽ hình thành trong tương lai, có như vậy thì bản vẽ thiết kế mới hoàn hảo tránh được việc phải điều chỉnh nhiều lần.
+ Cuối cùng thì sắp xếp các bản vẽ vô khung tên theo chuẩn của từng công ty đề ra và sửa thông tin trên khung tên trước khi xuất bản vẽ in ra giấy.
Trường hợp có hình phối cảnh rồi thì ta có thể ước lượng và vẽ mặt cắt dễ hơn, còn không thì các bạn phải có kinh nghiệm đi công trình hoặc hình dung không gian tốt mới vẽ nhanh được.
Có rất nhiều website hướng dẫn cài đặt máy in này nhưng đa số là máy in kết nối trực tiếp với máy tính, còn cài qua mạng LAN thì hầu như không thấy hướng dẫn. Nên bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt máy in Canon Lbp 6030 qua mạng Lan. Đầu tiên bạn vào trang web của CANON để tải driver mới nhất về theo đường link dưới đây : https://vn.canon/vi/support/0101058901/1, đây là version 64bit, còn nếu các bạn sữ dụng win 32bit thì download theo link này : https://vn.canon/vi/support/0100592301/2 file tải về có tên là LBP6030_V2111_W64_EN.exe, bạn click vào file này chọn nút RUN để tiến hành giải nén sẽ tạo ra một thư mục có tên trùng với tên file vừa tả về.
Vào thư mục giải nén theo thứ tự sau : \LBP6030_V2111_W64_EN\UFRII\uk_eng\x64\Setup.exe và click vào file setup.exe này để tiến hành cài đặt. Hộp hội thoại hiện ra như sau :
Bấm vào nút Yes để đồng ý các điều khoản sữ dụng
Bấm vào nút Custom như hình trên để tùy chỉnh cài đặt. Bấm tiếp vào nút Next
Bấm vào nút Add Port...Bấm tiếp vào nút Next.
Chọn mục Standard TCP/IP Port Bấm tiếp vào nútNext.
Bấm tiếp vào nút Next.
Tại mục Printer Name or IP Address bạn gõ tên của máy in share trên máy mà bạn muốn kết nối hoặc nhập vào địa chỉ IP của máy tính kết nối trực tiếp với máy in. Muốn biết địa chỉ IP của máy tính thì bạn có thể tra trên google vì có rất nhiều hướng dẫn và khá dễ làm Như ở hình minh họa trên mình đã nhập địa chỉ IP của máy tính kết nối với máy in ở công ty của mình. Mục Port Name thì tự động nó nhận, bạn không cần phải nhập vào. Sau đó bấm nút Next.
Tiếp theo ở mục Device Type bạn chọn Standard > Generic Network Card như hình trên. Bấm tiếp vào nút Next.
Cuối cùng thì bấm vào nút Finish.
Tiếp theo màn hình sẽ quay trở lại hộp thoại Printer infomation bạn để ý sẽ thấy ở mục Printer Name sẽ hiện ra tên máy in Canon Lbp 6300. Bấm tiếp vào nút Next.
Bấm tiếp vào nút Start.
Chọn mục Restart My Computer Now và bấm vào nút Exit. Thế là kết thúc quá trình cài đặt máy in Canon Lbp 6030. Chúc các bạn thành công!
Trong Autocad có rất nhiều phương thức chọn đối tượng khác nhau tùy vào nhu cầu sữ dụng của bạn và để vẽ nhanh thì bạn hãy tham khảo những cách chọn lựa đối tượng trong Autocad sau đây :
1. CÁCH CHỌN ĐỐI TƯỢNG TRƯỚC VÀ SAU KHI GÕ LỆNH TRONG AUTOCAD:
Nếu bạn mới bắt đầu học Autocad thì nên gõ lệnh trước khi dòng lệnh nhắc chọn đối tượng thì lúc đó bạn mới chọn, vì với cách này bạn sẽ đỡ nhầm lẫn thao tác khi chọn đối tượng (nhiều bạn mới bắt đầu tập vẽ hay bị nhầm khi dòng lệnh vẫn hỏi select object không bấm enter mà tiếp tục click trái chuột), còn khi các bạn đã thành thạo Autocad rồi thì vấn đề chọn trước và sau khi gõ lệnh đều như nhau.
2. CHỌN ĐỐI TƯỢNG TRỰC TIẾP, CHỌN KIỂU CROSSING & KIỂU WINDOW TRONG AUTOCAD:
- Chọn trực tiếp là cách chọn 1 đối tượng cụ thể nào đó bằng cách click chuột trài vào đường nét của đối tượng đó chứ không phải vào phần rỗng ( nhiều bạn mới bắt đầu học cad hay mắc lỗi này).
- Chọn kiểu crossing là chọn bằng cách bấm chuột trái 1 lần rồi buông nút chuột ra rê chuột từ phải sang trái khi đó màn hình sẽ hiển thị miền chọn màu xanh lá với đường viền bao quanh vùng chọn là nét gạch đứt. Khi chọn kiểu này thì các đối tượng nào nằm bao trong vùng chọn màu xanh lá và những đối tượng nào bị nét đứt của đường biên màu xanh lá cắt quá đều sẽ được chọn.
- Chọn kiểu window (ngược lại với kiểu crossing) là chọn bằng cách bấm chuột trái 1 lần rồi buông
nút chuột ra rê chuột từ trái sang phải khi đó màn hình sẽ hiển thị
miền chọn màu xanh dương với đường viền bao quanh vùng chọn là nét liên tục. Khi chọn kiểu này thì các đối tượng nào nằm bao trong vùng chọn màu
xanh dương mới được chọn, những đối tượng nào mà đường viền của vùng bao màu xanh dương cắt qua sẽ không được chọn. Kiểu chọn này đặc biệt tiện lợi khi dùng để chọn một nhóm đối tượng trong 1 vùng phức tạp có rất nhiều đối tượng khác nhau mà không cần zoom phóng to màn hình để chọn những đối tượng đó.
Lưu ý là cả 2 kiểu chọn crossing và window đều không phân biệt bạn bấm rê chuột từ dưới lên hay từ trên xuống vì cả 2 đều như nhau.
3. LOẠI CHỌN ĐỐI TƯỢNG DESELECT BẰNG PHÍM SHIFT HOẶC LỆNH REMOVE :
Khi chọn nhiều đối tượng cùng 1 lúc nhưng có những đối tượng bạn không muốn chọn khi đã lỡ bấm chọn rồi thì lúc này bạn chỉ cần nhấn giữ phím shift và nhấn chọn vào đối tượng cần muốn loại bỏ chọn ra thì đối tượng đó sẽ loại ra ngay hoặc ngay tại dòng lệnh select object bạn gõ ký tự R viết tắt của chữ remove rồi chọn vào đối tượng muốn loại ra là ok.
4. CÁCH CHỌN ĐỐI TƯỢNG TRONG LỆNH STRETCH :
Chọn đối tượng trong lệnh stretch bắt buộc bạn phải dùng kiểu chọn crossing nghĩa là rê chuột chọn từ phải sang trái, các cách chọn đối tượng khác đều không có tác dụng với lệnh này. Cách dùng lệnh này bạn có thể tham khảo video dưới đây :
5. CÁCH CHỌN ĐỐI TƯỢNG CUỐI CÙNG HOẶC TẬP HỢP CHỌN CUỐI CÙNG BẰNG LỆNH LAST VÀ LỆNH PREVIOUS :
Khi đối tượng mà bạn vừa vẽ hay vừa copy nằm ở vùng màn hình hiển thị quá nhỏ hoặc đối tượng mà bạn muốn chọn ( vừa vẽ xong hoặc đối tượng đã thao tác cuối cùng ) nằm trồng và gần khít các đối tượng khác thay vì phải zoom lớn để chọn đối tượng mất công thì ngay tại dòng lệnh select object bạn gõ ký tự L có nghĩa là Last (đối tượng vừa vẽ, đối tượng đã thao tác cuối cùng) thì lập tức đối tượng đó được chọn ngay. Còn nếu đối tượng thao tác cuối cùng là tập hợp rất nhiều đối tượng thì tương tự như lệnh Last bạn dùng lệnh Previous bằng cách gõ ký tự P khi dòng lệnh hỏi select object khi đó tập hợp các đối tượng mà bạn chọn trước đó sẽ được chọn và các đối tượng còn lại sẽ bị loại ra.
6. CÁCH CHỌN ĐỐI TƯỢNG TƯƠNG ỨNG BẰNG LỆNH QUICK SELECT :
Để dùng lệnh quick select thì đầu tiên bạn vào hộp hội thoại properties bằng lệnh tắt PR hoặc CTRL+1, hộp thoại hiện ra thì bạn chú ý vào góc trên bên tay phải có 1 biểu tượng khi rê chuột vào sẽ hiện ra chữ quick select.
Ví dụ mình muốn chọn tất cả các đường tròn trên bản vẽ thì ở mục object type bạn chọn đối tượng là circle, ở mục số 2 hình minh họa có biểu tượng select object bạn bấm vào đó và chọn tất cả đối tượng trên bản vẽ, sau đó chỉ cần bấm vào nút ok là xong, lập tức chỉ có các đối tượng nào trên bản vẽ là đường tròn mới được chọn, còn những đối tượng khác sẽ bị loại ra.
. Số 1 : Áp dụng chọn đối tượng tương tự trong tập hợp đang chọn .
. Số 2 : Áp dụng chọn đối tượng tương tự bằng cách tự chỉ định vùng chọn.
. Số 3 : Loại đối tượng cần chọn tương tự.
. Số 4 : Chọn thêm điều kiện lọc đối tượng theo tính chất của đối tượng đó như lớp, màu sắc, đường nét...
. Số 5 : Kiểu chọn đối tượng tương tự mặc định.
. Số 6 : Hiển thị giá trị được chọn ở mục số 4.
. Số 7 : Bao gồm luôn đối tượng chọn hiện hữu và đối tượng chọn mới.
. Số 8 : Loại trừ đối tượng chọn mới.
. Số 9 : Cộng thêm vào đối tượng đang được chọn.
7. CÁCH CHỌN LỌC ĐỐI TƯỢNG BẰNG LỆNH FILTER :
Trên dòng lệnh command bạn gõ tắt chữ FI hộp hội thoại object selection filter sẽ hiện ra như sau:
. Số 1 : Chọn loại đối tượng cần lọc ra.
. Số 2 : Cộng đối tượng đã chọn vào danh sách.
. Số 3 : Thực thi việc lọc đối tượng đã chọn bằng cách chọn tất cả các đt trên bản
vẽ.
. Số 4 : Xóa danh sách đối tượng đã lọc trước khi lọc đối tượng mới.
Bạn cứ lần lượt chọn theo thứ tự 1, 2, 3 là làm được. Nếu cảm thấy khó bạn có thể tham khảo cách chọn đối tượng trong Autocad theo video hướng dẫn dưới đây. Chúc các bạn thành công!