Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ VRAY PHYSICAL CAMERA
Vray physical camera được mô phỏng với các tính năng và thông số thiết lập giống như một chiếc máy ảnh DSLR ngoài đời thật, chính vì thế mà ai biết chụp hình với máy DSLR thì có thể nắm hết được tính năng này của vray physical camera.
- DSLR là viết tắt của từ Digital Single-lens reflex camera. Các thành phần cơ bản của nó gồm có Cảm biến, Màn chập, Ống kính. Các thành phần điều khiển các chỉ số này tương ứng trên vray camera là: Iso (mức độ nhạy sáng của cảm biến) Shutter Speed (Điều khiển thời gian phơi sáng của cảm biến) và F number (Điều khiển lưu lượng ánh sáng đi qua ống kính). Làm chủ được các thông số này thì các bạn sẽ làm chủ được mức độ sáng tối của ảnh khi render ra.
Name and Color:
Tên camera (khi bấm phím tắt C thì camera nào được chọn nó sẽ hiển thị ở đây).
Basic & Display:
- Type : still cam là loại cam tĩnh dùng để render ảnh tĩnh, còn movie cam và video cam dùng trong diễn hoạt phim và video.
- Targetted : bật tắt điểm mục tiêu.
- Focus Distance : khoảng cách từ camera đến vật thể.
- Show Cone/Grid : các chế độ bật tắt ô lưới và tia chiếu của camera.
- Show Horizon Line : bật tắt đường chân trời.
Sensor & Lens:
- Field of View : trường nhìn khi được chọn thì chức năng Focus lenght và Zoom factor bị tắt. Thông số càng cao thì vật thể càng xa và ngược lại.
- Film gate(mm): đây chính là kích thước cảm biến của 1 máy ảnh full frame, hay là chiều rộng của phim trên máy ảnh phim. Thông số này càng tăng lên thì quầng đen xung quanh ảnh sẽ càng rõ và tiêu cự của cam sẽ càng lớn. Thường giữ nguyên thông số này, không thay đổi.
- Focal length (mm): đây chính là tiêu cự của cam (giống trên cam thường) còn nếu trên máy ảnh thì nó là tiêu cự của ống kính. Cái này thì điều chỉnh tuỳ ý, không nên để tiêu cự dưới 24 vì nó sẽ có cảm giác méo và kéo dài hình.
- Zoom factor: nó có tác dụng như zoom số trên máy ảnh du lịch, nhưng chỉnh tăng giảm thông số của nó thấy không có tác dụng gì hết.
- Field of View : trường nhìn khi được chọn thì chức năng Focus lenght và Zoom factor bị tắt. Thông số càng cao thì vật thể càng xa và ngược lại.
Aperture:
- Film speed (ISO) quy định mức nhạy sáng của cảm biến. Thông số này càng cao thì ảnh ren ra càng sáng và ngược lại.
- F-number: Đây là thông số điều khiển độ mở của ống kính trên máy ảnh, tương ứng với nó thì ở trên vray camera, F càng nhỏ --> ảnh càng sáng, và ngược lại. Khi muốn render kiểu xóa phông hay thuật ngữ gọi là D.O.F thì độ F càng nhỏ, trường ảnh nét càng mỏng, phông đằng sau càng mờ và ngược lại. Các bạn để ý là khi mình thay đổi cái độ F này thì 2 tấm plane trên vray camera ở trong khung nhìn cũng thu và giãn tương ứng. 2 tấm plane đó chính là giới hạn vùng ảnh rõ của camera.
- Shutter speed: Đây là thông số quyết định độ sáng tối của bức ảnh ren ra. Ở trên máy ảnh thì nó là thông số chỉ tốc độ của màn chập để ánh sáng lọt qua vào cảm biến. Thông số này càng lớn thì thời gian ánh sáng chui qua càng nhỏ -> lượng ánh sáng đi qua càng ít (vì vận tốc của ánh sáng là ko đổi) -> ánh sáng mà cảm biến nhận được càng ít -> ảnh sẽ tối và ngược lại.
- Ba thông số còn lại của mục này thì giữ nguyên mặc định, không thay đổi.
DoF & Motion Blur:
- Depth of field: hiệu ứng render xóa phông. Khi dấu kiểm này được chọn thì vùng ảnh rõ và mờ của vray camera bắt đầu có hiệu lực, chức năng này sẽ làm chậm thời gian render.
- Motion blur: bật tắt hiệu ứng chuyển động mờ.
- Depth of field: hiệu ứng render xóa phông. Khi dấu kiểm này được chọn thì vùng ảnh rõ và mờ của vray camera bắt đầu có hiệu lực, chức năng này sẽ làm chậm thời gian render.
Color & Exposure:
- Exposure: Sự phơi sáng. Có 3 chế độ cho nó, trong đó nếu chế độ Exposure được bật thì chứ năng Film speed ISO sẽ bị tắt và chức năng Exposure value sẽ được bật để ta nhập giá trị vào.
- Exposure Value : giá trị độ phơi sáng, càng nhỏ càng tối và ngược lại.
- Vignetting: tạo một vùng đen mờ ở 4 góc của bức ảnh giúp cho đối tượng ở tâm nổi bật lên.
- White balance: chọn các chế độ cân bằng trắng. Ở máy ảnh thì cái này rất quan trọng, nó quyết định tone màu của ảnh. Nếu chọn chế độ temperature thì chức năng chọn màu ánh sáng theo nhiệt độ Kevin được bật lên.
- Custom balance: chọn màu ánh sáng theo kiểu thủ công.
- Temperature (K): chọn màu ánh sáng theo độ Kevin (6500k > AS trắng, 4000k > AS trung tính, 3000k > AS vàng.
Resolution Override:
- Override 3dsmax resolution: khi chức năng này được bật nó sẽ thiết lập độ phân giải của khung hình render ghi đè vô thông số mà bạn đã thiết lập trong hộp thoại setting render (F10). Cái hay của nó là ta có thể thiết lập từng camera với tỉ lệ các khung hình khác nhau.
Tilt & Shift
- Automatic vertical tilt : khi tick vô thì nó sẽ tự động điều chỉnh đường đứng của camera sẽ ngay thẳng trở lại tạo thành camera 2 điểm tụ.
- Hai chức năng Guess vert tilt và Guess horiz tilt tương đương làm thẳng đường đứng và đường ngang theo cách chọn thủ công.
Bokeh Effects
- Giống như hiệu ứng xoá phông nhưng vùng mờ của nó sẽ có nhiều hiệu ứng đẹp khác nhau. Hầu như ít dùng đến trong thiết kế nội thất.
Distortion
- Làm biến dạng hình ảnh camera khi render theo ý đồ của nhà thiết kế. Hầu như ít dùng đến trong thiết kế nội thất.
Clipping & Environment
- Clipping: bật tắt chế độ cắt camera.
- Near clipping plane: điều chỉnh khoảng cách mặt phẳng cắt camera ở đoạn bắt đầu.
- Far clipping plane: điều chỉnh khoảng cách mặt phẳng cắt camera ở đoạn kết thúc.
- Chức năng này thường được sữ dụng ở những không gian hẹp mà camera bình thường sẽ không thấy được đầy đủ các đối tượng trong căn phòng. khoảng cách giữa near và far chính là khoảng cách mặt người có thể nhìn thấy hình ảnh render của mình, ngoài phạm vi đó thì render ra sẽ không thấy.
Rolling Shutter
- Không dùng đến chức năng này.
Camera shader
- Chức năng này dùng để tạo một hiệu ứng bóng đổ theo các map hình ảnh mà ta load vào.
Proportion Guides
- Cho phép chọn lựa các loại lưới tỉ lệ vàng làm cho bức ảnh render có view nhìn đẹp hơn.
Mời các bạn xem video clip sau đây để biết cách điều khiển vray physical camera nhé :
No comments:
Post a Comment